Chứng minh Định lý Wilson bằng công thức nội suy


Kỳ trước chúng ta đã học về hai công thức nội suy cho đa thức, đó là công thức nội suy Newtoncông thức nội suy Lagrange. Cả hai công thức này đều có thể dùng để chứng minh Định lý Wilson.

Ở đây, chúng ta chỉ trình bày một cách chứng minh định lý Wilson sử dụng công thức nội suy Newton. Xin dành cho các bạn phần còn lại, đó là chứng minh Định lý Wilson sử dụng công thức nội suy Lagrange.

Định lý Wilson là một định lý nổi tiếng trong số học. Định lý này nói rằng nếu $p$ là một số nguyên tố thì số $(p−1)!+1$ sẽ chia hết cho $p$.

Đa thức nội suy Lagrange


Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục học về công thức nội suy cho đa thức. Kỳ trước, chúng ta đã học về công thức nội suy Newton, hôm nay chúng ta học thêm một công thức nội suy khác gọi là công thức nội suy Lagrange.

Chúng ta sẽ dùng ví dụ sau đây $$P(x) = 2x^2 - 3x + 3$$

Chúng ta thấy rằng $P(x)$ là một đa thức bậc hai và chúng ta có thể tính được $$P(1) = 2, ~~P(2) = 5, ~~P(3) = 12.$$

Bài toán đa thức nội suy là bài toán ngược, tức là, cho biết $P(1) = 2$, $P(2) = 5$, và $P(3) = 12$, tìm lại đa thức $P(x)$.

Đa thức nội suy Newton


Hôm nay chúng ta sẽ học về công thức nội suy cho đa thức.

Giả sử chúng ta có đa thức sau đây $$P(x) = 2x^2 - 3x + 3$$

Cho $x$ một vài giá trị, chúng ta tính được giá trị của $P(x)$ như sau $$P(1) = 2 - 3 + 3 = 2,$$ $$P(2) = 8 - 6 + 3 = 5,$$ $$P(3) = 18 - 9 + 3 = 12, \dots$$

Câu hỏi đặt ra là, nếu ngược lại, chúng ta biết được $$P(1) = 2, ~~P(2) = 5, ~~P(3) = 12,$$ liệu chúng ta có thể tìm lại được đa thức $P(x)$ hay không?

Câu trả lời là được. Công thức đa thức nội suy giúp cho chúng ta tìm lại được đa thức $P(x)$. Hôm nay chúng ta sẽ học về công thức nội suy Newton, kỳ sau chúng ta sẽ học về công thức nội suy Lagrange.