
Trong bài này chúng ta sẽ học về khái niệm modulo. Hai số a và b được gọi là bằng nhau modulo n nếu a và b có cùng số dư khi chia cho n. Hay nói cách khác, là (a-b) chia hết cho n. Chúng ta sẽ viết a = b \pmod{n}.
Ví dụ như, 5 = 9 \pmod{2}, -1 = 3 \pmod{2}, -2 = -8 \pmod{2}. Rõ ràng theo modulo 2 thì một số a bất kỳ sẽ hoặc là a=0 \pmod{2} khi nó là số chẳn, hoặc là a=1 \pmod{2} khi nó là số lẽ.
Sau đây là một vài ví dụ khác:
0 = 3 = 6 = 9 = 12 = -3 = -6 \pmod{3}, 1 = 4 = 7 = -2 = -5 \pmod{3}, 2 = 5 = 8 = -1 = -4 \pmod{3}, 0 = 4 = 8 = -4 \pmod{4}, 1 = 5 = -3 = -7 \pmod{4}, 2 = 6 = -2 = - 6 \pmod{4}, -2 = -14 \pmod{6}, ~~~7 = -14 \pmod{7}, ~~~5 = -3 \pmod{8}, ~~~16 = -2 \pmod{9}, ...
0 = 3 = 6 = 9 = 12 = -3 = -6 \pmod{3}, 1 = 4 = 7 = -2 = -5 \pmod{3}, 2 = 5 = 8 = -1 = -4 \pmod{3}, 0 = 4 = 8 = -4 \pmod{4}, 1 = 5 = -3 = -7 \pmod{4}, 2 = 6 = -2 = - 6 \pmod{4}, -2 = -14 \pmod{6}, ~~~7 = -14 \pmod{7}, ~~~5 = -3 \pmod{8}, ~~~16 = -2 \pmod{9}, ...
Chúng ta nhắc lại định nghĩa, chúng ta nói a = b \pmod{n} khi mà a-b chia hết cho n và đọc là a bằng b modulo n.
Bây giờ chúng ta xem các tính chất của phép modulo này.
Công thức cộng:
Nếu a = b \pmod{n} và x = y \pmod{n} thì a +x = b + y \pmod{n}.
Cái này giống như phép cộng chúng ta vẫn thường làm, tức là nếu a=b và x=y thì a+x = b+y. Ở đây, ta chỉ việc bỏ thêm cái đuôi modulo n vào mà thôi. Ví dụ, từ 13 = 1 \pmod{4} và 2 = 6 \pmod{4} chúng ta có 15 = 7 \pmod{4}.
Chứng minh tính chất này thì thật đơn giản, chúng ta chỉ việc dùng định nghĩa. Bởi vì a = b \pmod{n} cho nên a-b chia hết cho n, tương tự, vì x = y \pmod{n} nên x-y chia hết cho n. Cộng hai số chia hết cho n sẽ được số chia hết cho n, do đó (a-b)+(x-y) sẽ chia hết cho n. Chúng ta có (a-b)+(x-y) = (a+x) - (b+y), như vậy vì số (a+x) - (b+y) chia hết cho n cho nên theo định nghĩa, chúng ta sẽ có a +x = b + y \pmod{n}. Như vậy là chúng ta đã chứng minh xong công thức cộng. Bây giờ chúng ta sẽ phát biểu các tính chất khác.
Công thức cộng (trường hợp đặc biệt):
Nếu a = b \pmod{n} thì a + z = b + z \pmod{n}.
Trường hợp đặt biệt này là từ công thức cộng mà ra khi ta áp dụng a = b \pmod{n} và z = z \pmod{n} để được a + z = b + z \pmod{n}.
Công thức cộng (trường hợp đặc biệt):
Nếu a = b \pmod{n} thì a + z = b + z \pmod{n}.
Trường hợp đặt biệt này là từ công thức cộng mà ra khi ta áp dụng a = b \pmod{n} và z = z \pmod{n} để được a + z = b + z \pmod{n}.
Công thức trừ:
Nếu a = b \pmod{n} và x = y \pmod{n} thì a - x = b - y \pmod{n}.
Công thức trừ (trường hợp đặc biệt):
Nếu a = b \pmod{n} thì a - z = b - z \pmod{n}.
Công thức trừ (trường hợp đặc biệt):
Nếu a = b \pmod{n} thì a - z = b - z \pmod{n}.
Công thức nhân:
Nếu a = b \pmod{n} và x = y \pmod{n} thì a x = b y \pmod{n}.
Công thức nhân (trường hợp đặc biệt):
Nếu a = b \pmod{n} thì a z = b z \pmod{n}.
Công thức luỹ thừa:
Nếu a = b \pmod{n} thì a^k = b^k \pmod{n}.
Công thức luỹ thừa là từ công thức nhân mà ra. Chúng ta có a = b \pmod{n} và a = b \pmod{n}, nên theo công thức nhân chúng ta có a^2 = b^2 \pmod{n}. Tiếp tục áp dụng công thức nhân đối với a^2 = b^2 \pmod{n} và a = b \pmod{n}, chúng ta có a^3 = b^3 \pmod{n}. Và cứ thế đối với mọi số tự nhiên k thì a^k = b^k \pmod{n}.
Bài tập về nhà: chứng minh công thức trừ và công thức nhân.
Hẹn gặp lại các bạn tại "modulo - Phần 2" khi chúng ta sẽ xem các ứng dụng của phép modulo.
Công thức luỹ thừa là từ công thức nhân mà ra. Chúng ta có a = b \pmod{n} và a = b \pmod{n}, nên theo công thức nhân chúng ta có a^2 = b^2 \pmod{n}. Tiếp tục áp dụng công thức nhân đối với a^2 = b^2 \pmod{n} và a = b \pmod{n}, chúng ta có a^3 = b^3 \pmod{n}. Và cứ thế đối với mọi số tự nhiên k thì a^k = b^k \pmod{n}.
Bài tập về nhà: chứng minh công thức trừ và công thức nhân.
Hẹn gặp lại các bạn tại "modulo - Phần 2" khi chúng ta sẽ xem các ứng dụng của phép modulo.
