Ngày số Pi





Tháng 3 ngày 14 hằng năm được gọi là Ngày số $\pi$ vì $\pi \approx 3.14$.

Số $\pi$ là con số gắn liền với hình tròn. Theo định nghĩa, nếu chúng ta vẽ một đường tròn có bán kính bằng 1, thì số $\pi$ chính là độ dài của một nửa đường tròn.





Ở hình vẽ dưới đây, chúng ta thấy nếu đi từ A $\to$ B $\to$ C $\to$ D theo đường thẳng thì quảng đường là 3, còn nếu đi theo đường tròn thì quảng đường sẽ là $\pi$,


do đó $\pi$ chỉ lớn hơn 3 một chút xíu:
$$\pi > \approx 3$$

Có một cách dễ nhớ để tìm ra giá trị của $\pi$. Các bạn hãy viết ba cặp số lẻ
$$
11~33~55
$$

Sau đó cắt số này ra làm hai phần
$$
113~~\mid~~355
$$

Bây giờ lấy số lớn chia cho số nhỏ, các bạn sẽ có
$$ \frac{355}{113} = {\bf 3.141592}~92... $$
Trong khi đó $$\pi= {\bf 3.141592}~65...$$
Vậy với cách này, $\frac{355}{113}$, các bạn có thể nhớ được đúng 6 chữ số thập phân của số $\pi$.


Năm nay, nhân dịp ngày số $\pi$, xin giới thiệu với các bạn một đẳng thức rất đẹp về số $\pi$ của nhà toán học Viét:
$$ \frac{2}{\pi} = \sqrt{\frac{1}{2}} \cdot \sqrt{\frac{1}{2} + \frac{1}{2} \sqrt{\frac{1}{2}}} \cdot \sqrt{\frac{1}{2} + \frac{1}{2} \sqrt{\frac{1}{2} + \frac{1}{2} \sqrt{\frac{1}{2}}}} \cdots $$
Hẹn gặp lại các bạn ở kỳ sau. Happy $\pi$ day everyone!!!